Sự nghiệp Vạn Lập Tuấn

Khoa học

Tháng 2 năm 1982, sau khi tốt nghiệp trường Đại Liên ở quê nhà, Vạn Lập Tuấn chuyển sang Cát Lâm, được nhận vào Tổng nhà máy Công nghiệp bưu chính viễn thông Cát Lâm làm trợ lý công trình sư ở đây 2 năm. Sau đó, ông về Đại Liên học thạc sĩ, tốt nghiệp thì được Đại học Hàng hải Đại Liên nhận vào làm giảng viên. Được gần 10 năm giai đoạn 1987–96, ông tham gia nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản với tư cách là nghiên cứu viên của Đoàn Sự nghiệp chấn hưng kỹ thuật của Đại học Tohoku, là giáo sư khách mời ở Đại học Hokkaido hơn 1 năm và trở lại làm Trợ lý Giáo sư của Đại học Tohoku. Những năm ở Nhật Bản này, ông thi tuyển vượt qua các vòng và được chọn vào danh sách kế hoạch "Trăm nhân tài" (百人计划) của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), hỗ trợ xuất ngoại học tập, nghiên cứu khoa học để rồi hồi hương.[2] Từ tháng 9 năm 1999, ông đồng thời là Nghiên cứu viên của Sảnh nghiên cứu Hóa học của CAS, sau đó trở về Trung Quốc vào đầu năm 2000, làm Sảnh trưởng Sảnh nghiên cứu Hóa học, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Khoa học phân tử từ tháng 2 năm 2004. Năm 2009, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc,[3] năm 2010 thì được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới, và sau đó được bầu làm Học giả (Fellow) của Hội Hóa học Hoàng gia từ năm 2014, Thành viên Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.[4]

Trong sự nghiệp khoa học, Vạn Lập Tuấn tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ hình ảnh ổn định có độ phân giải cao của ECSTM (Electrochemical scanning tunneling microscope), một phương thức phát triển kính hiển vi quét xuyên hầm (STM), và một loạt các phương pháp lắp ráp phân tử bề mặt, quy luật hấp phụ và lắp ráp của các phân tử bề mặt dựa trên các tương tác khác nhau được đề xuất và áp dụng vào việc nghiên cứu các vấn đề vật lý lẫn hóa học cơ bản như lắp ráp phân tử bề mặt, biến đổi cấu trúc và di chuyển phân tử, nguyên tử.[5] Các nghiên cứu của ông về cơ chế hấp phụ bề mặt và cơ chế hình ảnh STM của nhiều loại phân tử bất đối khác nhau đã cung cấp một phương pháp khác để xác định bề mặt không đối xứng và nghiên cứu cấu trúc. Bên cạnh đó, ông nghiên cứu tại sự giao thoa giữa điện hóa họckhoa học nano, cấu trúc tổ hợp micro-nano và công nghệ mạng carbon được phát triển đã cải thiện đáng kể hiệu suất điện xúc tác và tốc độ vận chuyển điện tích của vật liệu nano.[6] Theo dữ liệu Scopus, tính đến tháng 8 năm 2022, ông đã xuất bản hơn 600 bài báo, công trình khoa học, được tham chiếu hơn 55.000 lần bởi hơn 43.000 công trình khoa học khác.[7]

Chính trường

Tháng 11 năm 2012, Vạn Lập Tuấn tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII,[8] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17.[9] Đến tháng 3 năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cấp phó bộ trưởng, sau đó cũng là Phó Bí thư Đảng ủy trường từ tháng 3 năm 2017.[10] Tháng 5 năm 2017, ông được điều sang khối đoàn thể nhân dân, bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ của Hội Liên hiệp Hoa kiều về nước Toàn quốc Trung Hoa, sau đó được bầu làm Chủ tịch của tổ chức này.[11][12] Tháng 10 năm 2017, ông tiếp tục tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[13][14][15] đắc cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[16][17][18] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội thứ XX từ đoàn đại biểu cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước.[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vạn Lập Tuấn http://www.ic.cas.cn/jggk/zjys/200912/t20091211_27... http://district.ce.cn/newarea/sddy/201703/27/t2017... http://district.ce.cn/newarea/sddy/201706/10/t2017... http://news.cntv.cn/18da/20121107/106523.shtml http://guoqing.china.com.cn/zy/2018-02/28/content_... http://guoqing.china.com.cn/zy/2018-03/01/content_... http://cpc.people.com.cn/18/n/2012/1115/c350823-19... http://cpc.people.com.cn/19th/n1/2017/1024/c414305... http://cpc.people.com.cn/n/2014/0619/c68742-251700... http://scitech.people.com.cn/n/2012/1116/c346673-1...